Có Được Nêu Nhãn Hiệu Hàng Hóa Trong Đấu Thầu Không?

Ks Tuấn Hoàng – Chuyên tư vấn Lập Hồ sơ mời thầu – Đấu Thầu Trọn Gói – 0913.585.716

LĐT 22/2023/QH15

  • Điểm i, khoản 6, Điều 16: Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu  

i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 của Luật này;”

  • Điểm e khoản 3 Điều 10 – Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

“e) Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất 03 hãng sản xuất cho 01 mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hoá xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.”

Khoản 2,3 Điều 44 – Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu

“2. Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.

3. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.”

  • Khoản 1 Điều 56: Ưu đãi trong mua thuốc

“1. Việc ưu đãi trong mua thuốc thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Luật này.

a) Đối với thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.

b) Đối với thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu chỉ chào thầu thuốc xuất xứ trong nước.”

Kết luận: Như vậy LĐT số 22/2023/QH15 được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ, được nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa.

Đối với mặt hàng có 3 hãng sản xuất thì chủ đầu tư quyết định yêu cầu nhà thầu chào hàng hóa xuất xứ trong nước.

Riêng đối với thuốc 3 hãng sản xuất trong nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Bộ y tế, chủ đầu tư quyết định yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.

Ks Tuấn Hoàng – Chuyên tư vấn Lập Hồ sơ mời thầu – Đấu Thầu Trọn Gói – 0913.585.716

www.kstuanhoang.com

Luật Đấu thầu 22/2023/QH15,
Nhãn hiệu hàng hóa trong đấu thầu,
Xuất xứ hàng hóa đấu thầu,
Gói thầu mua sắm hàng hóa,
Chào hàng cạnh tranh,
Quy định đấu thầu mới,
Ưu đãi trong đấu thầu,
Chỉ định thầu và đấu thầu rộng rãi,
Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa,
Đấu thầu trong nước,


ĐấuThầu
LuậtĐấuThầu2023
MuaSắmHàngHóa
ChàoHàngCạnhTranh
NhãnHiệuXuấtXứ
TiêuChuẩnHàngHóa
QuyĐịnhĐấuThầu
ƯuĐãiThầu
ChỉĐịnhThầu
XuấtXứTrongNước

“Cập Nhật Luật Đấu Thầu 2023: Khi Nào Được Nêu Nhãn Hiệu, Xuất Xứ Hàng Hóa?”
“Bí Quyết Đấu Thầu Hiệu Quả Với Quy Định Mới Về Nhãn Hiệu Hàng Hóa”
“Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Quy Định Nhãn Hiệu Trong Đấu Thầu 2023”